Thứ Tư, 30 tháng 9, 2020

Đi ngoài có mùi tanh là bệnh gì và có nguy hiểm không? Hé lộ từ chuyên gia

Mặc dù là nhu cầu bình thường của con người, nhưng đại tiện cũng có thể cảnh báo rất nhiều bệnh lý tiêu hoá nguy hiểm của cơ thể. Đặc biệt, nếu bạn đi ngoài phân có mùi hôi tanh, hãy chú ý biểu hiện cụ thể để có chẩn đoán phù hợp, từ đó đưa ra phương hướng điều trị hợp lý.

1. Nguyên nhân đi ngoài có mùi tanh là gì?

Đi ngoài có mùi tanh thường liên quan nhiều đến chứng rối loạn tiêu hóa hoặc tình trạng ngộ độc thực phẩm. Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do chế độ ăn uống không hợp lý khiến hệ tiêu hóa hoạt động bất thường. Trong đường ruột luôn tồn tại nhiều loại vi khuẩn bao gồm cả các vi khuẩn có lợi và các vi khuẩn có hại, nhưng khi ăn các đồ ăn không hợp vệ sinh thì các vi khuẩn có hại sẽ phát triển và làm tổn thương niêm mạc ruột, gây rối loạn hấp thu. Người bệnh sẽ có các biểu hiện như: Đi đại tiện nặng mùi, phân nát không thành khuôn, đôi khi còn lẫn cả máu hoặc đi ngoài vẫn còn rau chưa được tiêu hóa hết.

Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh không đúng chỉ định cũng làm mất cân bằng hệ vi sinh vật ở đường ruột, dẫn đến đi đại tiện phân lúc lỏng, lúc táo, đi ngoài có mùi tanh hôi; kèm theo phân bị thay đổi cả về số lượng lẫn mùi, màu sắc và tính chất.

Kém hấp thu cũng là một nguyên nhân thường gặp gây ra tình trạng phân có mùi tanh và xì hơi nặng mùi. Điều này thường xảy ra khi có sự nhiễm trùng hay bệnh lý ngăn cản ruột hấp thụ dinh dưỡng.

Hiện tượng ăn không tiêu, buồn nôn, đi ngoài ra nước liên tục, đau bụng âm ỉ hoặc đau từng cơn... còn là những biểu hiện cơ bản của một số bệnh lý như hội chứng ruột kích thích (đại tràng co thắt), viêm đại tràng, nhiễm trùng đường ruột. Các bệnh lý này có thể xảy ra sau khi ăn thức ăn có chứa vi khuẩn (E.coli, Samonella), virus, ký sinh trùng. Lúc này, bạn có thể bị đau quặn bụng, đi phân lỏng và rất hôi. Riêng trong trường hợp đại tràng co thắt sẽ không có tổn thương thực thể tại ruột, người bệnh không đau bụng.

2. Điều trị đi ngoài có mùi tanh như thế nào?

Với những trường hợp đi ngoài do nhiễm khuẩn nhẹ, thường kèm tình trạng mất nước, người bệnh nên uống Oresol sẽ thấy đỡ mệt mỏi hơn.

Nếu đi ngoài nhiều lần có mùi tanh do viêm đại tràng thì người bệnh nên sử dụng các loại thuốc tây hoặc sản phẩm hỗ trợ điều trị bệnh để nhanh chóng làm giảm các triệu chứng, phục hồi sức khỏe hệ tiêu hóa.

Đi ngoài là phản ứng của cơ thể để đào thải các vi khuẩn ra khỏi lòng ruột, giúp làm giảm nhẹ bệnh, do đó người bệnh không nên dùng nhiều các thuốc cầm tiêu chảy nhiều mà có thể uống các thuốc kháng sinh đường ruột (Ciprofloxacin, Metronidazol…). Tuy nhiên, nó được ví là “con dao hai lưỡi”, nếu lạm dụng quá nhiều sẽ khiến bệnh viêm đại tràng trở nên nặng hơn và không thể điều trị triệt để. 

Song song với việc dùng thuốc điều trị thì người bệnh cần điều chỉnh thói quen ăn uống để tránh khiến bệnh thêm nghiêm trọng. Tốt nhất nên ăn chín uống sôi, không ăn những thức ăn kém vệ sinh. Hạn chế ăn các món chiên xào nhiều dầu mỡ vì chúng rất khó tiêu hóa.

Nên ăn thức ăn lỏng dễ tiêu và uống nhiều nước mỗi ngày. Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, cải thiện tình trạng đi ngoài ra phân sống và có mùi tanh.

Ngoài ra, người bệnh nên tạo cho mình thói quen đi đại tiện mỗi ngày vào buổi sáng, không nên nhịn đi ngoài. Chủ động theo dõi những thay đổi về hình thái phân và thăm khám định kỳ tại các cơ sở y tế uy tín để phát hiện bệnh kịp thời.

➡️ Tham khảo thêm:

Thứ Tư, 31 tháng 10, 2018

Đi ngoài ra nước nên điều trị như thế nào? Giải đáp từ chuyên gia

Tiêu chảy, đi ngoài ra nhiều nước là tình trạng hết sức nguy hiểm mà người bệnh cần nâng cao cảnh giác, sớm tìm ra hướng điều trị phù hợp để ngăn chặn nguy hiểm xảy ra với bản thân. Sau đây, blog đi ngoài Tâm Bình sẽ giới thiệu đến bạn một số giải pháp điều trị kịp thời khi xảy ra tình trạng này.

1. Bù nước bằng chất điện giải

Tình trạng đi ngoài nhiều lần có thể dễ dàng kiểm soát nếu bù đủ nước và chất điện giải cũng như được điều trị càng sớm càng tốt. Trường hợp nhẹ, người bệnh có thể dùng Oresol theo đúng hướng dẫn. Những người bị tiêu chảy nặng, mất quá nhiều nước cần được nhập viện để được xử trí kịp thời.

2. Sử dụng kháng sinh

Một số loại kháng sinh thường được chỉ định để điều trị tình trạng đi ngoài nhiều lần: Norfloxacin, Metronidazol, Ciprofloxacin… Tuy nhiên, chúng chỉ hiệu quả với tiêu chảy do nhiễm vi khuẩn, trực khuẩn, nhiễm ký sinh trùng và không có tác dụng với tiêu chảy do virus.

Hiện nay, ngoài các loại thuốc tây, người bệnh có thể sử dụng thêm các TPBVS có nguồn gốc từ Đông y, chứa thành phần là những vị thảo mộc thiên nhiên như Bạch truật, bạch linh, đảng sâm, cam thảo,...

Tuy nhiên, người bệnh cần cẩn trọng trong việc tìm mua và sử dụng những sản phẩm của các thương hiệu Đông dược uy tín trên thị trường hiện nay.

    Thứ Ba, 30 tháng 10, 2018

    Chữa táo bón bằng mật ong và xoa bụng

    Táo bón kéo dài không chỉ khiến người bệnh khó chịu mà còn gây ảnh hiểm nghiêm trọng đến sức khoẻ đường ruột. Chính vì vậy, người bệnh cần sớm cải thiện tình trạng này để bảo vệ chính mình.

    Sau đây, blog đi ngoài Tâm Bình sẽ giới thiệu đến quý độc giả 2 mẹo khắc phục táo bón bằng mật ong và xoa bụng trị táo bón. Tham khảo chi tiết nội dung dưới đây:

    1. Cách chữa táo bón bằng mật ong

    Mật ong có tác dụng giúp cho khối phân được mềm và ẩm hơn. Nó như một chất bôi trơn giúp kích thích hoạt động đẩy phân ra ngoài của ruột, ngăn ngừa chứng táo bón. Do đó, bạn có thể thực hiện một số mẹo trị bệnh đơn giản với mật ong sau đây:

    – Chuẩn bị khoảng 50g đậu đen và 2 thìa mật ong. Đem đậu đen ninh nhừ rồi khuấy đều chung với mật ong và sử dụng hằng ngày.

    – Pha mật ong với sữa: Lấy 200ml sữa ấm không đường pha với 100ml mật ong rồi dùng mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng. Thực hiện đều đặn sẽ có tác dụng nhuận tràng, kích thích nhu động ruột và trị táo bón rất tốt.

    2. Xoa bụng để chữa táo bón

    Xoa bụng giúp kích thích lưu thông tuần hoàn ở cả ruột non và đại tràng, cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và làm giảm các cơn co thắt hiệu quả. Đồng thời, động tác này còn làm tăng cảm giác buồn đại tiện, giúp người bị táo bón đi ngoài dễ hơn. Trong lúc xoa bụng, người bệnh có thể kết hợp động tác hít thở nhịp nhàng để cơ thể được thư giãn, giảm căng thẳng thần kinh.

    Người bị táo nên xoa bụng 2 lần trong ngày, tốt nhất là vào buổi sáng. Thực hiện xoa nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ bằng dầu cải hoặc dầu lạc để vùng bụng được làm nóng.

    Cách xoa bụng này cũng có thể áp dụng đối với trẻ em bị táo bón. Mẹ có thể đặt ngón tay trỏ và ngón giữa gần với rốn của bé, ấn nhẹ và xoa bụng vòng tròn theo chiều kim đồng hồ. Xoa từ chậm đến nhanh dần lên và mở rộng dần vòng tròn cho đến khi ngón tay gần với hông của bé. Xoa đều đặn như vậy khoảng 20 vòng thì đổi tay và xoa theo chiều ngược lại.


    Thứ Hai, 29 tháng 10, 2018

    Điều trị tình trạng đi ngoài ở người già

    Không chỉ đi ngoài ở trẻ nhỏ mà đi ngoài ở người già cũng hết sức nguy hiểm nếu không được kiểm soát kịp thời. Bởi ở người già, thể trạng và sức đề kháng yếu. Chính vì vậy, cần nhanh chóng khắc phục bằng các biện pháp an toàn hiệu quả.

    1. Hướng điều trị đi ngoài ở người già

    Nếu đi ngoài nhẹ thì có thể thuyên giảm trong vòng một vài ngày mà không cần điều trị. Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không cải thiện, bị nôn, đi ngoài ra máu, đau bụng dữ dội, sốt cao liên tục thì bệnh nhân cần thăm khám và thực hiện xét nghiệm phân để tìm ra nguyên nhân gây nhiễm trùng.

    Đi ngoài nhiều lần dẫn đến mất nước và rối loạn điện giải, do vậy điều trị ban đầu chủ yếu chú trọng đến bù nước và chất điện giải. Đối với trường hợp nhẹ thì có thể bổ sung nước bằng cách dùng oresol hoặc có thể dùng nước cháo pha thêm muối và đường. Nếu lượng nước mất lớn hơn 5% trọng lượng cơ thể hoặc khi uống không có kết quả thì phải bù nước bằng cách truyền tĩnh mạch.

    Thuốc kháng sinh thường được chỉ định cho những bệnh nhân có dấu hiệu bị nhiễm khuẩn. Đối với lỵ trực khuẩn, Salmonella, E.coli sử dụng các kháng sinh như: Ciprofloxacin, ofloxacin, pefloxacin. Nếu nhiễm phẩy khuẩn tả thì cần sử dụng tetracyclin, cloramphenicol hoặc biseptol.

    2. Sử dụng các sản phẩm Đông Y  hỗ trợ giảm đi ngoài

    Các loại thuốc Tây y được đánh giá là đem lại hiệu quả nhanh trong việc làm giảm các triệu chứng đau bụng, đi ngoài. Tuy nhiên, đối với người già hệ tiêu hóa kém, thường xuyên bị rối loạn tiêu hóa thì việc sử dụng nhiều thuốc kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, lâu dần có thể dẫn đến nhờn thuốc. Hiện nay, có rất nhiều sản phẩm Đông y bào chế từ thảo dược có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh đường tiêu hoá như tiêu chảy, chướng bụng đầy hơi, ăn không tiêu,...

    Tuy nhiên, người bệnh cần mua các sản phẩm này tại những cơ sở Đông Dược uy tín để tránh tình trạng mua phải sản phẩm kém chất lượng - chẳng những không cải thiện được tình trạng mà còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ.


    Thứ Sáu, 26 tháng 10, 2018

    Đi ngoài ngay sau khi ăn là bệnh gì? Hé lộ nguyên nhân

    Khi ăn những thức ăn lạ, đồ ăn tanh sống, đồ cay, uống nhiều bia rượu…bạn thường đi ngoài ngay lập tức, thậm chí đi liên tục trong ngày, phân lỏng, nát không thành khuôn. Nếu triệu chứng này kéo dài hàng tuần bạn nên đi kiểm tra vì rất có thể đây là biểu hiện của viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích IBS).


    1. Đi ngoài ngay sau khi ăn là bệnh gì?

    Tình trạng đi ngoài sau khi ăn là hoà toàn bình thường ở một số trường hợp, bởi sau khi ăn xong, nhu động ruột tăng lên, đại tràng có thể co bóp và đẩy phân ra ngoài. Mỗi ngày, một người bình thường có thể đi ngoài từ 1 đến 2 lần. Tuy nhiên nếu tần xuất đi ngoài nhiều hơn, cứ ăn xong là lại đau bụng đi ngoài, cảm giác buồn đi ngoài không kìm lại được, kèm theo các triệu chứng bất thường thì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm về đại tràng như:

    Viêm đại tràng: Bệnh lý liên quan đến các tổn thương khu trú tại niêm mạc đại tràng, xảy ra do nhiểm khuẩn, ký sinh trùng,... Có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống mất vệ sinh,...



    Hội chứng ruột kích thích (IBS): Còn gọi là đại tràng co thắt, xảy ra do hệ thần kinh thực vật bị rối loạn. Bệnh không gây tổn thương niêm mạc như viêm đại tràng, nhưng lại rất dễ nhầm lẫn với căn bệnh này, người bệnh cần thăm khám, kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.

    2. Khi nào cần đến gặp bác sĩ

    Nếu đi ngoài kèm theo những biểu hiện dưới đây, bạn cần phải đi khám ngay, tránh để lâu ảnh hưởng tới sức khỏe:
    • Đau bụng dữ dội
    • Tiêu chảy nặng
    • Nôn ói nhiều
    • Sốt cao
    • Tức ngực, khó thở
    • Kiệt sức

    Để tránh khỏi triệu chứng đi ngoài khó chịu, gây mệt mỏi, bạn nên lưu ý kỹ hơn trong ăn uống. Nếu đã được chẩn đoán mắc những bệnh lý về đường tiêu hóa,   chế độ ăn uống càng quan trọng hơn trong công tác điều trị và giúp bạn sớm khỏi bệnh. Bên cạnh đó là một chế độ làm việc tránh căng thẳng, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, chế độ tập luyện thường xuyên để giúp tinh thần thoải mái, thư giãn, cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.

    Bạn đang gặp vấn đề về rối loạn tiêu hóa như: đau bụng, đi ngoài, chướng bụng, chán ăn…Hãy để liên hệ với chuyên gia để được tư vấn kịp thời!



    Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

    Nỗi khổ của người bệnh viêm đại tràng

    Ăn xong là muốn đi ngoài, đại tiện liên tục, chướng bụng đầy hơi,... là những nỗi khổ mà người bệnh viêm đại tràng đang phải đối mặt hàng ngày. Cụ thể những nỗi khổ này như thế nào? Làm sao để khắc phục? Hãy cùng blog viêm đại tràng Tâm Bình tìm hiểu ngay trong nội dung dưới đây.


    1. Những nỗi khổ mà người bệnh viêm đại tràng phải hứng chịu

    Các triệu chứng đau bụng, chướng hơi, sôi bụng, rối loạn tiêu hóa kéo dài, phân không ổn định lúc táo, lúc nát, có thể có nhiều chất nhầy… Hầu hết người mắc bệnh viêm đại tràng khi phát hiện có các triệu chứng trên không đi khám ngay mà tự chữa ở nhà bằng thuốc kháng sinh hoặc các loại thuốc trị triệu chứng. Việc sử dụng các loại thuốc này một mặt tiêu diệt vi khuẩn có hại nhưng mặt khác cũng tiêu diệt luôn vi khuẩn có ích trong đường ruột, làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột, làm cho niêm mạc đại tràng không được bảo vệ.

    Trong khi lúc này niêm mạc đại tràng của người bệnh bị tổn thương nặng nề nên rất dễ bị kích ứng bởi các tác nhân gây hại như: virus, vi khuẩn, chất độc… khiến bệnh dễ tái phát trở lại.

    Đặc biệt, 70% hệ miễn dịch của cơ thể do vi khuẩn có lợi (lợi khuẩn) kiến tạo nên, do vậy, hệ miễn dịch ở người viêm đại tràng lại càng dễ suy yếu, bệnh càng thêm trầm trọng và dần dần kháng thuốc trở thành mạn tính.

    2. Khuyến cáo từ chuyên gia

    Các chuyên gia khuyến cáo, để bệnh không phát triển thành mạn tính, người bị viêm đại tràng cần điều trị tích cực ngay khi phát hiện bệnh. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn mạn tính sẽ rất khó chữa trị vì lúc này những ổ viêm loét sẽ sâu, rộng trên niêm mạc đại tràng. Nhiều bệnh nhân phải chấp nhận chung sống với bệnh trong nhiều năm hoặc cả đời, thậm chí còn có nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm.

    Ngay khi có các triệu chứng của bệnh, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên môn để được tư vấn và có hướng điều trị đúng đắn.



    Trẻ bị táo bón phải làm sao

    Táo bón là một trong những bệnh lý tiêu hoá rất phổ biến ở trẻ em. Phụ huynh cần chú ý chăm sóc và sử dụng thuốc phù hợp giúp trẻ sớm khắc phục tình trạng này. Sau đây blog đi ngoài Tâm Bình sẽ cung cấp đến các bậc cha mẹ những thông tin cần thiết về tình trạng táo bón ở trẻ em.

    1. Triệu chứng táo bón của trẻ em

    Một số triệu chứng cảnh báo trẻ bị táo bón cha mẹ cần để tâm như:

    • Bé của bạn có vẻ thực sự gặp khó khăn trong việc đại tiện.
    • Phân nhỏ và khô, giống như phân thỏ. Ngoài ra, phân cũng có thể lớn và cứng.
    • Bé có vẻ cáu gắt, căng thẳng và khóc khi đại tiện.
    • Bụng bé có cảm giác cứng khi sờ vào.
    • Phân bé có lẫn những sợi máu. Điều này là do những vết nứt trên da, gọi là vết nứt hậu môn, do phân cứng gây ra.

    2. Nguyên nhân táo bón ở trẻ

    Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Trong đó phải kể đến một số nguyên nhân điển hình như sau:

    • Trẻ uống sữa công thức, pha sữa sai tỷ lệ  (quá ít nước, nhiều sữa)
    • Sốt
    • Mất nước
    • Thay đổi lượng nước uống
    • Thay đổi chế độ ăn uống
    • Do uống một số loại thuốc
    >> Xem thêm: Chữa táo bón bằng mật ong và xoa bụng

    3. Cách xử lý

    Khi trẻ bị táo bón, bố mẹ cần kịp thời thực hiện một số việc làm như sau:
    • Cần kiểm tra hậu môn của bé xem có vết rách, nứt gì không, có thể do vết nứt làm bé đau, bé cố kìm không đi đại tiện mà dẫn đến táo bón. Do đó tạo thành vòng luẩn quẩn, bé sẽ đau hơn khi đi đại tiện.
    • Khi thấy bé táo bón, đặc biệt có máu trong phân phải cho bé đi khám bác sỹ ngay.
    • Bạn có thể sẽ được khuyên nên cho bé uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ (nếu bé đã ăn dặm). Nghiền mận khô hoặc mơ cho bé ăn là biện pháp bổ sung chất xơ hiệu quả.
    Nếu trẻ bị táo bón kéo dài, bố mẹ đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng vẫn không khắc phục được, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám. Từ đó xác định được nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp cho bé.