Khi ăn những thức ăn lạ, đồ ăn tanh sống, đồ cay, uống nhiều bia rượu…bạn thường đi ngoài ngay lập tức, thậm chí đi liên tục trong ngày, phân lỏng, nát không thành khuôn. Nếu triệu chứng này kéo dài hàng tuần bạn nên đi kiểm tra vì rất có thể đây là biểu hiện của viêm đại tràng co thắt (hội chứng ruột kích thích IBS).
1. Đi ngoài ngay sau khi ăn là bệnh gì?
Tình trạng đi ngoài sau khi ăn là hoà toàn bình thường ở một số trường hợp, bởi sau khi ăn xong, nhu động ruột tăng lên, đại tràng có thể co bóp và đẩy phân ra ngoài. Mỗi ngày, một người bình thường có thể đi ngoài từ 1 đến 2 lần. Tuy nhiên nếu tần xuất đi ngoài nhiều hơn, cứ ăn xong là lại đau bụng đi ngoài, cảm giác buồn đi ngoài không kìm lại được, kèm theo các triệu chứng bất thường thì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm về đại tràng như:
Viêm đại tràng: Bệnh lý liên quan đến các tổn thương khu trú tại niêm mạc đại tràng, xảy ra do nhiểm khuẩn, ký sinh trùng,... Có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống mất vệ sinh,...
Hội chứng ruột kích thích (IBS): Còn gọi là đại tràng co thắt, xảy ra do hệ thần kinh thực vật bị rối loạn. Bệnh không gây tổn thương niêm mạc như viêm đại tràng, nhưng lại rất dễ nhầm lẫn với căn bệnh này, người bệnh cần thăm khám, kiểm tra để được chẩn đoán chính xác.
2. Khi nào cần đến gặp bác sĩ
- Đau bụng dữ dội
- Tiêu chảy nặng
- Nôn ói nhiều
- Sốt cao
- Tức ngực, khó thở
- Kiệt sức
Để tránh khỏi triệu chứng đi ngoài khó chịu, gây mệt mỏi, bạn nên lưu ý kỹ hơn trong ăn uống. Nếu đã được chẩn đoán mắc những bệnh lý về đường tiêu hóa, chế độ ăn uống càng quan trọng hơn trong công tác điều trị và giúp bạn sớm khỏi bệnh. Bên cạnh đó là một chế độ làm việc tránh căng thẳng, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, chế độ tập luyện thường xuyên để giúp tinh thần thoải mái, thư giãn, cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai.
Bạn đang gặp vấn đề về rối loạn tiêu hóa như: đau bụng, đi ngoài, chướng bụng, chán ăn…Hãy để liên hệ với chuyên gia để được tư vấn kịp thời!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét