Thứ Năm, 25 tháng 10, 2018

Trẻ bị táo bón phải làm sao

Táo bón là một trong những bệnh lý tiêu hoá rất phổ biến ở trẻ em. Phụ huynh cần chú ý chăm sóc và sử dụng thuốc phù hợp giúp trẻ sớm khắc phục tình trạng này. Sau đây blog đi ngoài Tâm Bình sẽ cung cấp đến các bậc cha mẹ những thông tin cần thiết về tình trạng táo bón ở trẻ em.

1. Triệu chứng táo bón của trẻ em

Một số triệu chứng cảnh báo trẻ bị táo bón cha mẹ cần để tâm như:

  • Bé của bạn có vẻ thực sự gặp khó khăn trong việc đại tiện.
  • Phân nhỏ và khô, giống như phân thỏ. Ngoài ra, phân cũng có thể lớn và cứng.
  • Bé có vẻ cáu gắt, căng thẳng và khóc khi đại tiện.
  • Bụng bé có cảm giác cứng khi sờ vào.
  • Phân bé có lẫn những sợi máu. Điều này là do những vết nứt trên da, gọi là vết nứt hậu môn, do phân cứng gây ra.

2. Nguyên nhân táo bón ở trẻ

Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón. Trong đó phải kể đến một số nguyên nhân điển hình như sau:

  • Trẻ uống sữa công thức, pha sữa sai tỷ lệ  (quá ít nước, nhiều sữa)
  • Sốt
  • Mất nước
  • Thay đổi lượng nước uống
  • Thay đổi chế độ ăn uống
  • Do uống một số loại thuốc
>> Xem thêm: Chữa táo bón bằng mật ong và xoa bụng

3. Cách xử lý

Khi trẻ bị táo bón, bố mẹ cần kịp thời thực hiện một số việc làm như sau:
  • Cần kiểm tra hậu môn của bé xem có vết rách, nứt gì không, có thể do vết nứt làm bé đau, bé cố kìm không đi đại tiện mà dẫn đến táo bón. Do đó tạo thành vòng luẩn quẩn, bé sẽ đau hơn khi đi đại tiện.
  • Khi thấy bé táo bón, đặc biệt có máu trong phân phải cho bé đi khám bác sỹ ngay.
  • Bạn có thể sẽ được khuyên nên cho bé uống nhiều nước, ăn thêm chất xơ (nếu bé đã ăn dặm). Nghiền mận khô hoặc mơ cho bé ăn là biện pháp bổ sung chất xơ hiệu quả.
Nếu trẻ bị táo bón kéo dài, bố mẹ đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng vẫn không khắc phục được, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra, thăm khám. Từ đó xác định được nguyên nhân và hướng điều trị phù hợp cho bé.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét